Mỹ: Tiến hành nâng cao chất lượng thiết bị y tế

author 17:34 05/02/2015

(VietQ.vn) - Đa phần 21 công ty kinh doanh thiết bị y tế tại Mỹ đều chú trọng tới việc tuân thủ các quy định y tế, đây cũng là động lực chính đẩy mạnh đầu tư vào các thiết bị y tế.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Cuộc khảo sát gần đây chỉ ra rằng các công ty y tế đã đầu tư vào việc nâng cao chất lượng thiết bị y tế. Hơn thế nữa, có tới một phần tư các cuộc phỏng vấn cho thấy, các giám đốc điều hành đều chú trọng tới việc tuân thủ các quy định y tế, đây cũng là động lực chính đẩy mạnh đầu tư vào các thiết bị y tế. 

Công ty chuyên về tiêu chuẩn và tư vấn quản lý LLC đã tiến hành một cuộc khảo sát về chất lượng thiết bị y tế mang tên ”Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thiết bị y tế 2014-2015: Quản lý chi phí trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng”. Cuộc khảo sát tiến hành phân tích những phản hồi từ giám đốc của 21 công ty kinh doanh thiết bị y tế, bao gồm 11 công ty lớn có doanh thu hơn 2 tỷ USD tại Mỹ như: Tập đoàn LCS, Boston Scientific, Edwards Lifesciences, GE Healthcare, Medtronic và một số công ty nhỏ hơn khác như Endologix và Invacare.

Bình quân, tổng doanh thu của các công ty thiết bị y tế là 5.7 tỷ USD, với chi phí đầu tư chất lượng là 125 triệu USD chiếm 3%. Tại các công ty của LCS, việc đầu tư cho chất lượng chiếm tỷ lệ thấp chỉ bằng khoảng 2,12% doanh thu. Lý giải cho việc này, cuộc khảo sát giải thích rằng, để nâng cao chất lượng các thiết bị sẽ mất nhiều công đoạn, bao gồm quản lý tài liệu, tiến hành, kiểm tra, đánh giá, chất lượng kỹ thuật, thiết kế,....

Chất lượng thiết bị y tế đang ngày càng được chú trọng đầu tư

Chất lượng thiết bị y tế đang ngày càng được chú trọng đầu tư

Yếu tố đầu tiên tác động đến việc đầu tư chi phí vào cải thiện các thiết bị y tế bao gồm nội bộ chính trị, chuyển giao các doanh nghiệp lớn, đơn từ cảnh báo và cả các quy định toàn cầu mới. Mặt khác, yếu tố dẫn đến việc chất lượng thiết bị y tế không được đầu tư nhiều là do biến động trong quá trình sản xuất và các vấn đề chủ động pháp lý.

Kinh phí đầu tư nâng cao chất lượng được các công ty chia đều cho các công đoạn: Kiểm tra/sản xuất (27%), Không tuân thủ các hoạt động sản xuất (22%), hỗ trợ sản phẩm (22%), tuân thủ quy định sản xuất (20%). Trung bình, khâu kiểm tra/ sản xuất sẽ được đầu tư ngân sách nhiều hơn ( chiếm 27% tổng thể), thậm chí ở các tập đoàn lớn như LCS, con số này còn lên đến 32%.

Tuy nhiên, trong vòng 2 năm tới, có gần một nửa trong số các công ty được khảo sát cho biết, kinh phí phân bổ cho các hoạt động hỗ trợ sản phẩm sẽ tăng. Các giám đốc điều hành đều kì vọng sẽ cân bằng chi phí giữa những khâu sản xuất hoặc giảm việc không tuân thủ các quy định về hoạt động sản xuất. 

Một điều thú vị là trong 21 công ty được khảo sát, chỉ hơn một nửa các công ty mua lại (53%) được tích hợp đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của công ty mẹ. Các giám đốc điều hành công ty cho biết họ sẽ có kế hoạch làm tăng tốc độ hội nhập của các công ty được mua lại với công ty mẹ lên hơn 82%.

Hoàng Anh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang